1. Ít vận động.
Hiệu ứng EPOC bị ảnh hưởng nhiều bởi cường độ tập hơn là thời gian tập, vậy nên, thay vì chạy bền 30 phút, 15 phút tập các bài cường độ cao (HIIT) hay tập với tạ sẽ giúp bạn đốt nhiều hơn 6-15% năng lượng sau khi tập luyện.
Hình ảnh minh họa
2. Cắt giảm quá nhiều calo.
Cắt quá nhiều calo khiển bản thân mệt mỏi
3. Ăn ít hoặc bỏ qua protein.
Ngoài ra, không phải chất đường bột, protein từ thịt, cá, đậu, đỗ mới là yếu tố tạo cảm giác no và no lâu hơn sau mỗi bữa ăn. Một chế độ ăn giàu chất đạm có thể hạn chế lượng thức ăn (năng lượng) bạn nạp vào cơ thể. Thêm vào đó, khả năng tạo hiệu ứng nhiệt khi tiêu hóa của protein lớn hơn so với carbohydrate và chất béo nên cũng làm tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Vậy nên trong bữa ăn tới, hãy tăng khẩu phần thịt lên nhé.
4. Uống không đủ nước.
Uống đủ nước giúp cho cơ thể trao đổi chất tốt hơn
5. Ngủ không đủ giấc, chất lượng giấc ngủ kém.
Có 2 hormone ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của chúng ta là leptin và ghrellin. Leptin là hormone giải phóng từ các mô mỡ khi bị đốt, gây ức chế sự thèm ăn và tăng tiêu hao năng lượng. Ghrellin, tiết ra trong dạ dày thì ngược lại, khiến ta thèm ăn và giảm tiêu hao năng lượng, thường là khi dạ dày rỗng và ta đói. Nghiên cứu của Đại học Y dược Brody, Greenvile trên đối tượng thiếu ngủ trong 2 đêm (4h ngủ mỗi đêm) cho kết quả lượng hormone leptin giảm 18% trong khi hormone ghrellin tăng lên đến 28%. Người tham gia nghiên cứu cũng thèm các đồ ăn đường bột hơn (kẹo đường, đồ ăn nhiều muối), đặc biệt người tham gia thèm các món nhiều muối như khoai tây chiên tăng 45%.
Giấc ngủ chất lượng là vào ban đêm, chứ không phải ban ngày. Theo các nghiên cứu, cơ thể chúng ta cần ngủ đủ 5-6 chu kỳ ngủ, mỗi chu kỳ 90 phút, tương đương với 7.5-9h ngủ mỗi đêm và không ngủ ít hơn 3 chu kỳ ngủ (4.5h). Hãy hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ ít nhất 1h, bởi ánh sáng xanh cản trở cơ thể tiết ra melatonin, sản sinh dopamine nhiều hơn khiến chúng ta khó ngủ.
6. Sử dụng nhiều đồ uống có đường.
Trong các đồ uống có đường, loại đường chủ yếu được sử dụng là đường fructose. Đây là loại đường mà cơ thể không thể tự tổng hợp, và cũng không cần thiết cho cơ thể. Chúng có nhiều trong hoa quả, nhưng vì hàm lượng ít và hoa quả có nhiều chất xơ nên làm mất đi tác hại. Đường fructose được tổng hợp từ đường mía (55% fructose) và siro ngô (55% frutose), giá thành rẻ hơn glucose và ngọt hơn đến 75 lần.
Fructose không kích thích insulin như glucose, làm chậm quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng đi vào tế bào và gây tích mỡ. Chúng cũng không giảm hormone ghrellin làm chúng ta muốn ăn nhiều hơn và luôn cảm thấy đói. Cảm giác "no" bụng sau khi uống một lon Coca thực chất là cảm giác chướng bụng do CO2 và bạn sẽ lại cảm thấy đói sau 30 phút
.Hình ảnh minh họa
6 sai lầm kể trên là những chướng ngại giúp cho bạn không thể giảm cân một cách khỏe mạnh. Biết được những điều trên, chúng ta có thể tránh và không dính vào những sai lầm để việc giảm cân của chúng ta được tốt hơn. Hãy nhấn vào đây để tìm hiểu thêm về sức khỏe!