7 cách dọn dẹp tâm trí

7 cách dọn dẹp tâm trí

Khi cảm thấy căng thẳng hay bế tắc trong cuộc sống, bạn hãy khởi động lại tâm trí bằng cách dọn dẹp lại không gian làm việc. Vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của chúng ta đấy!

Ví dụ, khi bạn sống không gian làm việc với đầy tài liệu chồng chất, các mảnh ghi chú và giấy tờ "được trải" khắp nơi. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng bế tắc trong mớ hỗn độn này.

Nhưng đừng vội lo lắng vì chỉ với 7 cách dọn dẹp tâm trí dưới đây, sẽ giúp bạn rất nhiều đấy!

1. Tập trung vào giây phút hiện tại

Đầu tiên, bạn hãy tập trung vào hiện tại với những điều đang xảy ra xung quanh mình. Ý niệm giây phút hiện tại là chúng ta dành trọn tâm trí trong giây phút đang hiện hữu với những điều giản dị. Vì nó có thể giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ “dư thừa” khác. Ngoài ra, điều này còn mang lại cho bạn những trải nghiệm trọn vẹn và ít vội vã hơn đấy!

Hãy tập trung vào hiện tại với những điều đang xảy ra xung quanh mình

Để luyện tập điều này, việc thiền sẽ rất giúp ích cho bạn. Vì nó sẽ giúp giảm căng thẳng bằng việc ngồi với những suy nghĩ sao nhãng, đối diện với chúng và bỏ qua chúng.

Ngoài ra, đây còn là những cách để bạn luyện tập:

  • Hãy sử dụng 5 giác quan để cảm nhận một ngày của mình như thế nào. Ví dụ, khi bạn tắm, bạn có thể để tâm trí mình tập trung vào nhịp điệu của bọt biển, mùi hương của dầu gội đầu. Hoặc khi bạn đạp xe đi làm, hãy học cách cảm nhận những làn gió đang thổi vào gương mặt, mùi hương của nó và sự co thắt, thả lỏng khi bạn đạp xe. 

  • Tập trung vào hơi thở: Nếu bạn cảm thấy áp lực, hãy hít thở chậm lại để bản thân bình tĩnh và trở lại với hiện tại. Hít vào từ từ, giữ hơi thở trong vài giây và sau đó thở ra. Lặp lại quy trình này 10 lần. 

  • Hãy mở rộng tâm trí của bạn với những điều trong cuộc sống để duy trì sự tập trung của mình. Khi trong bạn có cảm xúc, hãy đặt câu hỏi tại sao nó lại xuất hiện những cảm xúc đó. Nếu bạn đang suy nghĩ về những điều khiến bản thân xao nhãng, hãy tự hỏi điều gì đã khiến những suy nghĩ đó xuất hiện nhé!

Thỉnh thoảng bạn vẫn sẽ có những suy nghĩ xao nhãng nhưng đó hoàn toàn là chuyện bình thường. Vì thế, những lúc như vậy, bạn đừng chỉ trích bản thân. Thay vào đó, bạn chỉ cần nhẹ nhàng quay về với những suy nghĩ thực tại. Nó có thể mất khá nhiều thời gian để học kỹ năng này nhưng rồi bạn sẽ tạo được thói quen cho mình ngay.

2. Viết nhật ký

Khi gặp căng thẳng, bạn thường khó sắp xếp suy nghĩ và khó xác định điều gì đã gây ra tổn thương cho mình. Vì thế, nếu bạn có một quyển nhật ký, hãy viết ra những suy nghĩ của mình để dễ dàng khám phá ra các cảm xúc bên trong của bản thân nhé!

Hãy viết ra suy nghĩ của mình để khám phá cảm xúc bản thân.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng việc viết nhật ký sẽ giúp bạn giảm căng thẳng một cách hiệu quả. Điều này còn giúp trí nhớ và các chức năng nhận thức khác hoạt động trơn tru hơn và có khả năng giảm căng thẳng cùng lúc.

Khi bạn viết ra, theo một nghĩa nào đó, bạn đang đưa chúng ra khỏi tâm trí của mình.

Để duy trì thói quen này, bạn hãy thử các mẹo viết nhật ký sau:

  • Mỗi ngày kiên trì dành ra 15 phút. Mẹo: Hãy thử viết vào buổi tối như một phần không thể thiếu trước khi đi ngủ đi ngủ nhé!

  • Viết về bất kỳ thứ gì bạn nghĩ trong đầu. Thay vì vừa viết vừa đọc lại những điều mình đã viết, đơn giản hãy cứ thỏa thích viết về những suy nghĩ của mình mà không cần nhìn lại.

  • Hãy luôn mang theo nhật ký bên mình để có thể đọc lại những dòng suy nghĩ mình đã viết khi có thời gian nhé!

  • Hãy dành thời gian để suy ngẫm. Nhìn lại những gì bạn đã viết và nhìn nhận những thay đổi theo thời gian. Vì điều này sẽ giúp bạn khám phá bản thân để phát triển hơn từng ngày đấy!

3. Nghe nhạc

Nhiều người rất thích nghe nhạc, nhưng bạn có biết âm nhạc còn mang lại nhiều trải nghiệm thú vị hơn thế. Vì nó có thể:

  • Giảm stress và cải thiện cảm xúc.

  • Cải thiện sự tập trung và trí nhớ.

  • Tạo động lực học.

  • Thúc đẩy thần kinh và khả năng thích ứng của não. 

Âm nhạc mang lại nhiều trải nghiệm thú vị.

Nếu nghe nhạc thường xuyên, bạn sẽ nhận ra âm nhạc giúp bạn dễ dàng tập trung vào công việc và hoàn thành nó nhanh chóng hơn.

4. Đi ngủ

Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn khỏe mạnh khi cảm thấy mệt mỏi. Vì việc ngủ đủ giấc sẽ giúp bảo vệ bản thân khỏi sự mệt mỏi về tinh thần và cảm xúc.

Ngủ không đủ giấc có thể cản trở khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định của bạn. Đồng thời, nó còn khiến bạn khó nhớ các thông tin quan trọng hoặc gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc của mình. 

Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn khỏe mạnh khi cảm thấy mệt mỏi.

Vì thế, để đạt hiệu suất làm việc cao vào ban ngày, hãy cố gắng ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm nhé!

5. Đi dạo

Việc thay đổi môi trường và đi dạo sẽ cho bạn cơ hội thư giãn, nhìn ngắm những cảnh vật xung quanh. Một nghiên cứu năm 2014 cũng chỉ ra rằng việc đi bộ còn giúp cải thiện khả năng sáng tạo. 

Việc đi bộ giúp cải thiện khả năng sáng tạo.

Vì thế, việc đi bộ thường xuyên sẽ giúp bạn làm mới não bộ khi bị mất tập trung trong công việc đấy!

Ngoài ra, để não bộ khỏe mạnh hơn và giảm căng thẳng, bạn nên thử các bài tập chạy nhanh hoặc bất kỳ bài tập thể dục nào nhé!

6. Giữ không gian sống sạch sẽ

Có thể bạn sẽ không nhận ra, nhưng môi trường sống tác động rất lớn đến tinh thần của bạn đấy! Vì khi sống trong một không gian bữa bộn, bạn có thể gặp khó khăn khi tập trung hoặc nắm bắt những ý tưởng mới. Những lúc như vậy, bạn nên dừng lại các công việc của mình và sắp xếp không gian làm việc. Vì điều này sẽ giúp làm mới tư duy của bạn rất nhiều đấy! 

Sắp xếp không gian làm việc giúp làm mới tư duy.

Vì thế, bạn hãy cố gắng duy trì thói quen sắp xếp không gian làm việc để tăng cường chức năng nhận thức và cải thiện quá trình làm việc nhé! 

7. Tâm sự

Có bao giờ bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng sau một cuộc nói chuyện với người bạn thân?

Việc bày tỏ cảm xúc với người đối diện cũng là một trong những phương pháp giải tỏa cảm xúc đấy nhé! Vì sau các cuộc trò chuyện đó, bạn sẽ cảm thấy tâm trạng nhẹ nhõm hơn rất nhiều. 

Bày tỏ cảm xúc với người đối diện là một trong những phương pháp giải tỏa cảm xúc.

Ngoài ra, việc tranh luận các vấn đề còn giúp bạn có hướng giải quyết một cách logic hơn. Điều này còn mang đến cho bạn nhiều góc nhìn và các giải pháp mà trước đây bạn chưa từng nghĩ đến.

Tuy nhiên, nếu không thể tự thoát ra khỏi những bế tắc của chính mình, bạn có thể tìm đến bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ thêm. Vì họ có thể:

  • Tìm ra lý do khiến bạn khó tập trung.

  • Giúp bạn học những kỹ năng và phương pháp làm mới suy nghĩ. 

  • Giải quyết bất kỳ triệu chứng sức khỏe tâm lý tiềm ẩn của bạn.

Não bộ của bạn không có nút bấm khởi động khi bị "quá tải" nhưng có nhiều cách để bạn thực hiện điều này. Vì thế, Trẻ và Khỏe mong rằng với 7 cách dọn dẹp tâm trí trên sẽ giúp bạn cải thiện đời sống tinh thần của mình nhé!

Để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về sống khỏe và làm đẹp, cùng tham gia cộng đồng về sức khỏe NGAY TẠI ĐÂY nhé!

Nguồn:

Raypole, C. (2020). 8 Ways to Give Your Mind a Deep Cleaning. [online] Healthline.com. Available at: https://www.healthline.com/health/mental-health/how-to-clean-your-mind [Accessed 24.02.2021]

Đang xem: 7 cách dọn dẹp tâm trí

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng