Tế bào mỡ là thành phần quan trọng không thể thiếu trong cơ thể. Sức khỏe cơ thể tối ưu cần một lượng chất béo cần thiết. Tuy nhiên nếu không kiểm soát về chế độ ăn hoặc không hiểu rõ cơ chế tích mỡ thì rất dễ dẫn đến tình trạng béo phì, những biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy hãy cũng tìm hiểu cơ chế hình thành và tích lũy mỡ.
1. Tế bào mỡ là gì?
Một sự thật thú vị là các tế bào mỡ có gốc từ các tế bào mầm ở trung mô – những tế bào mầm có thể tạo ra tế bào mỡ, tế bào sinh cơ và tế bào xương. Dưới những điều kiện thích hợp, các nguyên bào sợi trong tủy xương sẽ biệt hóa trở thành tế bào mỡ. Đối với cơ thể con người, tỷ lệ mỡ tốt nhất cần duy trì là từ 10-25%, và tỷ lệ mỡ tại phụ nữ thường cao hơn đàn ông. Do đó bạn nên tìm kiếm cách giảm mỡ phù hợp để tăng cường sức khỏe, giúp duy trì tỷ lệ hoàn hảo.
Hình ảnh minh họa tế bào mỡ
2. Cơ chế hình thành mỡ.
Thực tế là, số lượng tế bào mỡ bạn có sẽ quyết định tình trạng sức khỏe của bạn. Vào những năm đầu của thập kỷ 1970, nhà khoa học Jules Hirsh đã chỉ ra rằng số lượng tế bào mỡ có từ khi 2 tuổi. Gần đây, nhiều nghiên cứu khẳng định rằng phần lớn các tế bào mỡ được hình thành từ trước khi bạn ra đời.
- Do di truyền. Các nhà khoa học nói rằng béo phì là 50% do di truyền (tự nhiên) và 50% còn lại là do môi trường (nuôi dưỡng). Phần trăm những người có “gen béo phì” cũng chỉ chiếm 32% dân số thế giới và chỉ chiếm 9% số người bị béo phì.
- Yếu tố ngoại di truyền. Đây là những tính trạng thuộc về di truyền nhưng lại không thuộc về ADN của bạn. Để dễ hình dung, những tính trạng kiểm soát mức độ kích hoạt của gen như công tắc điều chỉnh độ sáng của bóng đèn vậy. Yếu tố ngoại di truyền thường xảy ra sau khi thụ thai và trước khi sinh. Điều này cũng cho thấy sự quan trọng của một quá trình mang thai lành mạnh với sức khỏe của đứa trẻ sau này.
- Sự lập trình phát triển.. Hay còn được biết tới là nguồn gốc phát triển của sức khỏe và bệnh tật. Nếu trong thời kỳ thai nhi, mẹ không ăn đủ chất, ăn quá nhiều chất, hoặc căng thẳng khi mang thai), thai nhi cũng sẽ nhận biết được những điều này. Điều này cũng có nghĩa là đứa trẻ sẽ được “lập trình” để sinh tồn, như là trữ thêm năng lượng và tế bào mỡ sau khi sinh (kể cả khi không cần đến). Trong đó, một số trường hợp trẻ sau khi sinh ra có biểu hiện kháng insulin, là tiền đề cho bệnh tiểu đường.
- Các độc tố từ môi trường. Gần đây, một số chất hóa học được chỉ ra là có khả năng làm tăng sự phát triển mô mỡ ở thai nhi. Những độc tố này được gọi là obesogen, hay những hóa chất nhân tạo gây béo phì. Sự tiếp xúc của những chất này với thai nhi có thể làm tăng lượng tế bào mỡ, tăng khả năng mắc bệnh béo phì sau này.
Hình ảnh minh họa
3. Cơ chế tích trữ mỡ.
Mặc dù số lượng tế bào mỡ đã được định sẵn từ trước, sau khi các tế bào mỡ được tạo ra, kích thước chúng sẽ lớn lên. Khi cơ thể được nạp nhiều năng lượng mà chúng ta không sử dụng chúng, lượng năng lượng thừa sẽ được tích trữ thành mỡ. Tuy nhiên, đó mới là bề nổi bởi nguyên nhân chính khiến tế bào mỡ được lấp đầy là hormone insulin (hay hoóc-môn tích trữ năng lượng). Hormone này chuyển đường thành chất béo và giúp tế bào mỡ lớn hơn (sự tích trữ của mỡ). Nói một cách đơn giản là, cơ thể tạo càng nhiều insulin thì tế bào mỡ càng lớn, cơ thể tạo ít insulin thì tế bào mỡ sẽ nhỏ lại (giữ nguyên hoặc trở lại kích cỡ ban đầu). Chúng ta ở thời hiện đại đều sản sinh nhiều insulin hơn chúng ta cần, mà insulin thì là nguyên nhân gây bệnh của đến 80% người bị béo phì. Trong đó, có ba cách làm tăng hoóc-môn insulin:
- Tinh bột tinh luyện. Khi bữa ăn của bạn chứa nhiều tinh bột tinh luyện (cơm trắng, mì trắng, bánh mì trắng, đường trắng, v.v..), não bộ của bạn gửi tín hiệu đến tụy qua dây thần kinh phế vị và tụy sẽ tiết thêm insulin để tế bào mỡ trong chế độ tích trữ năng lượng.
- Gan bị yếu. Một số loại đồ ăn gây ra tình trạng tích tụ mỡ trong gan là những thực phẩm nhiều cholesterol hoặc có lượng fructose cao, hay chế độ ăn nhiều bia, rượu. Chúng khiến gan “bị bệnh” hay bị kháng insulin. Tụy lúc này có vai trò tăng lượng insulin trong cơ thể với mục đích để gan tiếp tục làm việc. Điều này dẫn đến việc tích trữ năng lượng vào các tế bào mỡ trên toàn cơ thể và có thể khiến các cơ quan khác cũng “bị ốm”.
- Tình trạng căng thẳng. Khi bạn gặp căng thẳng, hoóc-môn stress cortisol sẽ được tiết ra. Lúc đó, cortisol sẽ tác dụng đến gan và cơ bắp khiến chúng trở nên kháng insulin, do vậy lượng insulin trong cơ thế tăng lên và tế bào mỡ cũng tích trữ thêm. Đồng thời, hoóc-môn này cũng có tác dụng lên não khiến bạn thèm ăn hơn.
Stess làm tăng hooc-mon isulin
Qua bài viết này chúng ta đã hiểu thêm về cơ chế hình thành cũng như là tích trữ mỡ. Hiểu được nó là bước đầu chúng ta có thể kiểm soát nó ở 1 lượng cần cho cơ thể, từ đó nâng cao sức khỏe và dẫn đến chất lượng cuộc sống được đảm bào. Theo dõi thêm ở đây để tìm hiểu thêm về nhiều thông tin sức khỏe!